Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐIỀU TRỊ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐIỀU TRỊ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

KIỂM TRA BỆNH ĐAU DẠ DÀY BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI

Ellen Do     10:10  Chưa có bình luận
Căn bệnh đau dạ dày gần như là một bệnh xã hội, căng thẳng trong công việc cũng đau dạ dày, một số người chờ đợi, lo lắng một việc gì đó cũng sẽ bị đau dạ dày. Để phân biệt đau dạ dày bệnh lý và đau dạ dày cơ năng, có nghĩa không phải do bị loét dạ dày, các bác sĩ thường đi tìm các triệu chứng báo động trong đau dạ dày.

Khi có dấu hiệu đau dạ dày cần nội soi để kiểm tra bệnh

Khi bạn có các triệu chúng báo động như sụt cân, thiều máu, nôn mửa sau khi ăn, tiêu phân đen nhiều lần trong ngày, trên 40 tuổi có đau dạ dày kéo dài trên hai tuần…thì không nên xem thường, cần sớm đi gặp bác sĩ. Các triệu chứng này là chỉ định bạn cần được nội soi dạ dày.
KIỂM TRA BỆNH ĐAU DẠ DÀY BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI
Ảnh minh họa
Khi nội soi dạ dày, nếu có loét và có vi trùng H.Pylori. Việc diệt H.Pylori trong các trường hợp loét dạ dày, viêm dạ dày mạn tính đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa loét dạ dày tái phát, ngừa ung thư dạ dày.

Một điều khó xử cho bác sĩ hiện nay là có nhiều người điều trị H.Pylori do quan điểm sai lầm nêu trên, nên khi thật sự cần điều trị thì vi trùng lại kháng thuốc. Lúc này, bác sĩ phải phối hợp nhiều kháng sinh, dùng liều cao, thời gian kéo dài (thường là hai tuần).

Khi điều trị H.Pylori, bạn phải tuân thủ phác đồ điều trị, và sau khi điều trị cần kiểm tra đề xác định đã hết vi trùng. Một sai lầm thường gặp khi thử lại vi trùng sau điều trị là người bệnh không ngưng thuốc đúng theo yêu cầu.

Một sai lầm khác, nhất là ở những cơ sở không có nội soi hoặc xét nghiệm thử vi trùng bằng hơi thở, là kiểm tra lại vi trùng sau khi điều trị bằng xét nghiệm máu. Nếu xét nghiệm máu trong thời gian này sẽ cho kết quả dương tính cho dù bệnh nhân đã hết hay còn vi trùng vì đó là kháng thể của cơ thể chống lại vi trùng, không phải là vi trùng.

Việc phát hiện ra vi trùng H.Pylori là một thành tựu của khoa học trong việc điều trị loét dạ dày. Nếu không sử dụng kháng sinh quá dễ dàng, điều trị vi trùng khi không cần thiết và khi điều trị phải kiểm tra lại đề bảo đảm đã diệt được vi trùng, tránh trường hợp kháng thuốc tràn lan trong cộng đồng, là bạn đã giúp khoa học thành công hơn trong việc điều trị bệnh loét dạ dày.

ĐIỀU TRỊ VIÊM DẠ DÀY CẤP

Ellen Do     09:40  Chưa có bình luận
Bệnh viêm dạ dày cấp tính chính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày, thường có tính chất tạm thời, có thể kèm xuất huyết niêm mạc và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày.

Nguyên nhân và điều trị viêm dạ dày cấp

Các nguyên nhân gây viêm dạ dày thường gặp bao gồm dùng lâu ngày các loại thuốc có hại cho dạ dày như Aspirin, thuốc kháng viêm không có steroid, uống quá nhiều rượu kèm theo hút nhiều thuốc lá, sử dụng các chất có tính ăn mòn. 
 
ĐIỀU TRỊ VIÊM DẠ DÀY CẤP
Ảnh minh họa
Nhiễm các loại virus và vi khuẩn trong thức ăn, dị ứng các loại thức ăn đồ uống hay do các loại hóa chất gây dị ứng toàn thân, do một loại vi khuẩn đặc biệt Helicobacter pylori là nguyên nhân rất thường gặp.

Một số bệnh nhân bị stress nặng, phỏng nặng, chấn thương, cuộc mổ lớn, sốc, do tia xạ trong điều trị các bệnh ung thư... Các yếu tố này đều có thể làm dạ dày tăng tiết acid là chất chua có trong dịch vị đồng thời làm giảm sự sản xuất các chất đệm, giảm lượng máu lưu thông đến dạ dày, do đó làm cho chất acid ứ đọng trong lòng dạ dày dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.

Bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tính có thể không có triệu chứng gì nếu bệnh nhẹ. Trong trường hợp bệnh nặng hơn, bệnh nhân có thể đau bụng, nhiều nhất là vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu ăn mất ngon, buồn nôn, nôn.

Nặng hơn nữa có thể nôn ra máu và đi cầu ra phân đen. Khi bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ là viêm dạ dày, các bác sỹ sẽ nội soi dạ dày tá tràng đánh giá thương tổn của dạ dày.

Để điều trị có hiệu quả bệnh viêm dạ dày cấp tính cần phải dựa trên các nguyên tắc bệnh nhân cần ăn kiêng, tránh các thức ăn kích thích niêm mạc dạ dày như rượu, thuốc lá, nước ngọt có gas..., loại trừ nguyên nhân gây viêm dạ dày nếu có, điều trị triệu chứng giảm đau, giảm tiết acid và cuối cùng là dùng thuốc kháng sinh thích hợp để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori nếu có.

Để diệt H. pylori, hiện nay thường phối hợp các thuốc gồm một loại thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày với tối thiểu hai loại kháng sinh, thời gian dùng thuốc là từ 7 đến 15 ngày. Nếu là viêm dạ dày cấp tính do stress thì tốt nhất nên được điều trị phòng ngừa.

Ở những bệnh nhân nằm viện có nguy cơ bị stress nặng như chấn thương nặng, mổ lớn, bỏng nặng, choáng nhiễm trùng... phải được dùng thuốc giảm tiết acid dạ dày như thuốc ức chế bơm proton ngay khi chưa có triệu chứng của viêm dạ dày.

Nếu chế độ điều trị tốt, hầu hết bệnh nhân viêm dạ dày cấp cải thiện rất nhanh.

Nếu điều trị không tốt, bệnh nhân có thể bị mất máu nhiều do chảy máu rỉ rả, hay bệnh có thể diễn tiến sang viêm dạ dày mạn tính. Việc dự phòng bệnh vẫn là tốt nhất nên tránh các yếu tố nguy cơ như dùng nhiều thuốc nhóm kháng viêm không steroid, uống rượu nhiều, tránh stress...

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

THUỐC CHỮA BỆNH DẠ DÀY HIỆU QUẢ

Unknown     21:09  1 Bình luận
Bệnh dạ dày phòng ngừa và điều trị. Thống kê cho thấy số lượng bệnh nhân bị đau dạ dày ngày càng gia tăng. Đau dạ dày hay nói chính xác là viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng,… còn được coi là căn bệnh của xã hội hiện đại. Ăn nhanh, ăn vội vàng, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Ngoài ra việc thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, ăn uống không đúng giờ, ăn đồ ăn nhanh được chế biến sẵn, sử dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Bệnh đau dạ dày có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào, trẻ em từ 1 tuổi trở lên cho đến những cụ già ngoài 90 tuổi cũng có thể mắc bệnh dạ dày.

Cách chữa bệnh dạ dày

Tục ngữ có câu: “vị bệnh sinh bách bệnh” từ một bệnh nếu không được điều trị khỏi hẳn, cứ để dai dẳng kéo dài có thể sinh ra nhiều bệnh khác. Để điều trị bệnh một cách hiệu quả cần xác định nguyên nhân gây bệnh dạ dày.